Phân tích tài chính là điều mà các nhà quản trị luôn quan tâm. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể về chính sách kinh tế – tài chính, khả năng thu thập và xử lý số liệu tài chính, sự khác biệt về quan điểm phân tích, … mà các nhà quản trị sẽ tận dụng những phương pháp phân tích để tạo ra một bức tranh tổng thể về hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính là gì?
Phân tích tài chính là quá trình các nhà quản trị ứng dụng những kiến thức, kỹ thuật đã được học phân tích tài chính doanh nghiệp, dơn vị, tổ chức đoàn thể để xử lý tài liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu khá. Trong đó phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động thường xuyên và phổ biến nhất nhằm đánh giá và định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai
Từ đó sẽ hình thành hệ thống các chỉ tiêu tài chính và tiến hành đánh giá thực trạng tài chính và dự đoán tiềm lực tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Để tạo ra một bức tranh tổng thể nhất, quá trình phân tích tài chính có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau.
Mục tiêu phân tích tài chính
Hoạt động phân tích tài chính liên quan đến nhiều đối tượng trong doanh nghiệp như các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp,… Vì vậy, với mỗi đối tượng sẽ có mục tiêu phân tích khác nhau. Cụ thể sẽ được giải đáp ngay sau đây:
Mục tiêu phân tích tài chính đối với các nhà cung cấp tín dụng
Những nhà cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp thường tài trợ thông qua hai dạng là tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn.
- Đối với các khoản tín dụng ngắn hạn như tín dụng thương mại, vay ngắn hạn,… thì các nhà tài trợ sẽ hướng đến mục đích khả năng hoán chuyển thành tiền của tài sản lưu động và tốc độ quay vòng của các tài sản đó.
- Đối với các khoản tín dụng dài hạn, các nhà phân tích thường hướng đến mục tiêu phân tích khả năng sinh lời vì một nội dung quan trong đối với các nhà cung cấp tín dụng.
Mục tiêu phân tích tài chính đối với các nhà quản trị ở doanh nghiệp
Khi các nhà quản trị ở doanh nghiệp tiến hành phân tích bao quát tất cả các nội dung từ cấu trúc tài chính đến các vấn đề hiệu quả và rủi ro của doanh nghiệp. Mục tiêu của họ là đưa ra những phương thức nhằm giải quyết, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiên liệu hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất những chính sách trong tương lai.
Mục tiêu phân tích tài chính đối với người chủ sở hữu doanh nghiệp
Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà có sự tách rời hoặc hợp nhất giữa vai trò của người sở hữu doanh nghiệp với vai trò quản lý ở doanh nghiệp. Thông thường, những người chủ sở hữu doanh nghiệp tiến hành phân tích tài chính vì hướng đến mục tiêu khả năng sinh lời vốn đầu tư, khả năng nhận tiền lời từ vốn đầu tư,…
Các phương pháp trong phân tích tài chính
Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực phân tích tài chính. Khi sử dụng phương pháp này, các nhà phân tích phải quan tâm đến ba vấn đề là tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh.
- Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh và đó thường là các gốc như số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước, số liệu trung bình ngành, các số kế hoạch hoặc số dự toán.
- Điều kiện so sánh yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán và có cùng đơn vị đo lường. Ngoài ra còn phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán đã ban hành.
- Kỹ thuật so sánh trong phân tích tài chính thường thể hiện qua các trường hợp như: Xác định mức biến động tuyệt đối/tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua hai hoặc nhiều kỳ; Đánh giá cấu trúc của các chỉ tiêu tài chính ở doanh nghiệp; Thiết kế các chỉ tiêu có dạng tỷ số và các tỷ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế.
Phương pháp loại trừ
Trong một số trường hợp, phương pháp này được các nhà phân tích tài chính sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính giả định.
Với phương pháp loại trừ, các nhà phân tích có thể xác định được nhân tố nào có vai trò ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng sinh lời tài sản, qua đó phát hiện lợi thế (hoặc bất lợi) của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh để định hướng hoạt động trong kỳ tiếp theo.
Phương pháp cân đối liên hệ
Đây là đặc trưng chung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp: cân đối giữa tài sản và nguồn vốn; cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra; cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả;
Một số ví dụ cân đối cơ bản như:
- Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
- Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
- Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
- Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
Dựa vào phương pháp cân đối liên hệ, các nhà phân tích có thể xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích. Và dựa vào biến động của từng bộ phận để có những đánh giá đầy đủ hơn.
Phương pháp phân tích tương quan
Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính doanh nghiệp đều có những mối tương quan với nhau.
Ví dụ cụ thể như sau:
- Doanh thu (trên Báo cáo lãi lỗ) có mối tương quan với các khoản nợ phải thu khách hàng, với hàng tồn kho (trên bảng cân đối kế toán).
- Chỉ tiêu “Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản” có mối tương quan với chỉ tiêu “Nguyên giá tài sản cố định” của doanh nghiệp.
Việc sử dụng phương pháp phân tích tài chính tương quan giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác biến động giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó xây dựng các tỷ số tài chính phù hợp hơn. Để có thể phân tích tài chính 1 cách hiệu quả đối với doanh nghiệp, cần không ngừng trau dồi kiến thức, cập nhật và học phân tích tài chính doanh nghiệp chuyên sâu và nghiêm túc một cách thường xuyên nếu không sẽ không thể bắt kịp sự phát triển trong ngành tài chính.
Kết luận
Trên đây là những nội dung cơ bản mà Tài chính Visa Đăng Quang cung cấp đến quý khách đang quan tâm về vấn đề phân tích tài chính. Có thể thấy, bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, khả năng tổ chức dữ liệu, khả năng chẩn đoán, tổng hợp thông tin, các nhà phân tích tài chính sẽ đưa ra bức tranh tổng quan nhất về tài chính doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có định hướng phù hợp trong tương lai.