Quản lý tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ là công việc có tầm quan trọng lớn, giúp doanh nghiệp nằm được tình hình tài chính để sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn. Đồng thời cũng hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về quản lý tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ qua bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
Định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới và ở Việt Nam là khác nhau, chủ yếu phân loại theo quy mô doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhóm Ngân hàng Thế giới là:
- Doanh nghiệp có số lượng lao động < 10 người là doanh nghiệp siêu nhỏ
- Doanh nghiệp có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người, đồng thời có nguồn vốn dưới 20 tỷ là doanh nghiệp nhỏ
- Doanh nghiệp có số lượng lao động từ 200 đến 300 người, đồng thời có nguồn vốn từ 20 đến 100 tỷ là doanh nghiệp vừa.
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có nhiều quy định về khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bạn có thể tham khảo điều 3 Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23-11-2001 của Chính Phủ đưa ra như sau:
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ là các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh độc lập đã thực hiện đăng ký kinh doanh với số lao động hàng năm không quá 300 người hoặc số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng.
- Hai chỉ tiêu trên được áp dụng đồng thời hoặc có thể áp dụng linh hoạt 1 trong 2 tùy thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội của ngành và địa phương áp dụng.
Vai trò, lợi ích của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện chiếm khoảng 93% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Vì thế các doanh nghiệp vừa và nhỏ đem lại nhiều lợi ích, vai trò quan trọng, cụ thể là:
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng áp đảo tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam nên đóng góp một lượng không nhỏ vào tổng sản lượng và tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trên cả nước.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ một vai trò quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này có thể linh hoạt thay đổi và điều chỉnh để phù hợp với nền kinh tế ở từng thời điểm khác nhau, ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước nhà.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là trụ cột chính của nền kinh tế địa phương. Tạo việc làm cho người lao động ở địa phương.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp phần lớn và nguồn thu ngân sách, sản lượng và giá trị GDP cho quốc gia.
Cách quản lý tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ
Một vấn đề của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ quản lý doanh nghiệp thường không có nhiều thời gian để quan tâm đến việc quản lý tài chính. Vì vậy khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả cũng như hoạch định kế hoạch tài chính trong tương lai.
Dưới đây là một số lưu ý trong quản lý tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Quản lý tài chính kế toán một cách có hệ thống
- Đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc quản lý tài chính doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ đầu tiên phải chú ý đến là hệ thống lại quá trình quản lý tài chính kế toán. Cần theo dõi, giám sát chi tiết các khoản thu chi, các khoản vay, tiền lương, chi phí đầu tư,… của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp vừa có thể tham khảo sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính doanh nghiệp để hệ thống quản lý tài chính kế toán.
Ghi chép thu chi rõ ràng
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần ghi chép lại cẩn thận các khoản thu chi để quản lý dòng tiền tốt hơn, tránh các khoản vay nợ, hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách. Đây cũng là một điều mà các nhà quản lý tài chính cho doanh nghiệp nhỏ cần nắm được.
Lựa chọn đầu tư sinh lời
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi liên tục để đầu tư và sinh lời, giúp quay vòng vốn nhanh, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nắm được cách cân bằng giữa tỷ suất sinh lời và rủi ro
Một nguyên tắc mà nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần biết là ““High risk, high return”, rủi ro càng cao thì tỷ suất sinh lời càng lớn. Vì thế, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn cách đầu tư, chấp nhận rủi ro cao đối với các kế hoạch đầu tư có tỷ suất sinh lời lớn.
Chú ý đến các vấn đề về thuế
Một yếu tố nữa nhà quản lý tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chú ý nữa là các khoản đầu tư chịu ảnh hưởng từ thuế. Tính toán được những khoản này ngay từ đầu sẽ giúp ích rất nhiều cho việc quản lý tài chính doanh nghiệp.
Luôn có các kế hoạch tài chính dự phòng
Việc có kế hoạch tài chính dự phòng giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những tổn thất phải chịu nếu gặp phải rủi ro khi đầu tư.
Những sai lầm khi quản lý tài chính doanh nghiệp nhỏ gặp phải
Một số sai lầm mà doanh nghiệp nhỏ thường gặp phải khi thực hiện quản lý tài chính doanh nghiệp đó là:
- Chi quá nhiều vốn cho việc bán hàng, làm mất cân đối thu – chi trong doanh nghiệp
- Tính toán lợi nhuận không chính xác, không dự đoán được những chi phí phát sinh
- Chậm trễ trong việc thanh toán khoản nợ, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, gây thêm nợ xấu cho doanh nghiệp
- Quản lý thuế không đúng cách
- Ép buộc doanh nghiệp phải tăng trưởng nhanh mà không chú ý đến việc tăng trưởng bền vững, lâu dài
Lưu ý khi quản lý tài chính cho doanh nghiệp nhỏ
Thực hiện quản lý tài chính cho doanh nghiệp nhỏ cần lưu ý một số điều sau:
- Cần có kiến thức kế toán cơ bản trước khi bước chân vào kinh doanh, cần có nhân viên kế toán thành thạo các kiến thức chuyên môn và loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp định tham gia.
- Đầu tư vào công nghệ, lựa chọn sử dụng các phần mềm, dịch vụ quản lý tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thiết lập các biện pháp chống gian lận và thiếu trung thực trong quản lý tài chính doanh nghiệp, thiết lập chính sách kiểm tra, kiểm soát nội bộ thường xuyên.
- Không bỏ qua báo cáo hàng tháng của ngân hàng để đối chiếu các thông tin như số dư tiền vay, tiền gửi và lãi so với báo cáo nội bộ.
- Xây dựng báo cáo tài chính hàng tháng để theo dõi sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các biện pháp quản lý tài chính tiếp theo phù hợp.
Biện pháp khắc phục khuyết điểm trong quản lý tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để khắc phục các khuyết điểm trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ quản lý doanh nghiệp có thể tham khảo biện pháp sử dụng công cụ hoặc sử dụng dịch vụ quản lý tài chính doanh nghiệp bên ngoài cũng như dịch vụ hỗ trợ tài chính.
Việc sử dụng dịch vụ quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ không cần tốn thời gian và chi phí để đào tạo nhân viên quản lý tài chính. Tình trạng tài chính doanh nghiệp sẽ được quản trị và báo cáo một cách trung thực và khách quan nhất.
Trên đây là thông tin về quản lý tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được những thông tin cơ bản để quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Hãy liên hệ với Tài Chính Visa Đăng Quang nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào để được hỗ trợ và tư vấn nhé!