Kiến thức tài chính doanh nghiệp cơ bản

Nắm được những kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp rất quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, nhu cầu nhân sự về lĩnh vực tài chính có lượng kiến thức tài chính doanh nghiệp cao trong lĩnh vực này đang khan hiếm nên có cơ hội nghề nghiệp cao. Vậy, để giải đáp được những thắc mắc liên quan đến kiến thức tài chính doanh nghiệp để bạn có cái nhìn tổng quan về công việc này, hãy theo dõi nội dung dưới đây.

Kiến thức tài chính doanh nghiệp tổng hợp 

Tài chính là một khái niệm được sinh ra trong quá trình hoạt động kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Các chủ thể đó rất rộng, bao gồm nhiều thành phần như Nhà nước, Doanh nghiệp, các hộ gia đình, tổ chức phi lợi nhuận,…

Kiến thức tài chính doanh nghiệp cơ bản
Kiến thức tài chính doanh nghiệp tổng hợp

Vậy, khái niệm tài chính doanh nghiệp cơ bản nhất “là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối nhằm tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

Công việc tài chính doanh nghiệp bao gồm những gì?

Người làm công việc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp cần thực hiện 4 công việc như sau:

  • Thứ nhất: Thực hiện việc phân tích cấu trúc tài chính của chủ thể và cân bằng nguồn tài chính.

Công việc này được thực hiện nhằm mục đích để có thể đưa ra được những đánh giá khái quát liên quan đến cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và thông qua đó sẽ phát hiện những đặc trưng trong việc sử dụng nguồn vốn cũng như quá trình thực hiện việc huy động vốn. 

  • Thứ hai: Người làm công việc tài chính doanh nghiệp cần phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Để có thể duy trì hoạt động ổn định trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp đều phải xác định những hướng phát triển chiến lược riêng trong từng giai đoạn phát triển cụ thể. Bên cạnh việc xác định mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp cũng cần xác định những mục tiêu gắn liền với mục tiêu thị phần cụ thể. 

Cụ thể, khi thực hiện công việc phân tích hiệu quả, bên cạnh xác định doanh thu và lợi nhuận thì cũng cần xem xét một cách tổng thể và toàn diện sự tác động giữa hoạt động kinh doanh và các hoạt động tài chính.

  • Thứ ba: Không quên phân tích và dự đoán rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp.
Công việc tài chính doanh nghiệp bao gồm những gì?
Không quên phân tích và dự đoán rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp

Bản chất của hoạt động kinh doanh luôn mang đầy tính nguy hiểm nên những nhà phân tích phải quan tâm đến các rủi ro có thể gặp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua những số liệu phân tích, các nhà phân tích có thể phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn để từ đó, ngăn chặn tối đa các rủi ro có thể dẫn đến phá sản.

  • Thứ tư: Việc phân tích giá trị của doanh nghiệp rất quan trọng.

Thực tế, hai chức năng cơ bản của hoạt động tài chính doanh nghiệp là huy động vốn và sử dụng vốn. Nhưng mục tiêu cuối cùng của việc này vẫn là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 

Để các doanh nghiệp có thể nâng cao vị trí của mình trên thị trường, các doanh nghiệp, chủ thể cần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, ngoài ra còn liên quan đến thái độ, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng.

Tài chính doanh nghiệp có vai trò gì quan trọng?

Thực tế, vốn tiền tệ chính là tiền đề cơ bản và quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động bình thường. Vậy cụ thể, kiến thức tài chính doanh nghiệp có những vai trò như sau:

  • Thu hút, khai thác đảm bảo đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. 

Đây là vai trò cơ bản và quan trọng nhất của tài chính, bởi vì việc đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của một công ty.

  • Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. 

Bên cạnh đó việc huy động nguồn vốn kịp thời thì việc tận dụng thời cơ, sử dụng nguồn vốn tiết kiệm nhưng có hiệu quả là vai trò quan trọng trong nội dung kiến thức tài chính doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được tổn thất do đình trệ vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm số lượng cho vay, giảm các khoản thanh toán lãi, tăng lợi nhuận sau thuế,…

Tài chính doanh nghiệp có vai trò gì quan trọng?
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn
  • Tài chính doanh nghiệp có vai trò là đòn bẩy kích thích, thúc đẩy và điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Vai trò này được thể hiện đậm nét nhất ở việc tạo ra sức mua hợp lý, xác định giá bán hợp lý,… Vai trò kích thích, thúc đẩy sản xuất và điều tiết sản xuất kinh doanh của tài chính doanh nghiệp cũng có thể làm gia tăng thu nhập và lợi nhuận nhờ sử dụng có hiệu quả các công cụ tài chính như đầu tư, xác định lãi suất, giá cả, chiết khấu, hoa hồng, cổ tức,, tiền thưởng, tiền lương,… 

  • Tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích để kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp. 

Thông qua các số liệu thống kê tình hình thu chi hàng ngày và báo cáo tài chính (hệ số nợ, cơ cấu thành phần vốn,..), các nhà phân tích có thể kiểm soát kịp thời, phát hiện những thiếu sót hoặc tiềm năng các hoạt động của doanh nghiệp. Việc kiểm soát tài chính đảm bảo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu hiệu quả, đảm bảo doanh nghiệp không mắc phải những rủi ro có thể dẫn đến phá sản.

Tài chính doanh nghiệp có những chức năng gì?

Kiến thức tài chính doanh nghiệp bao gồm 3 chức năng cơ bản:

Tài chính doanh nghiệp có những chức năng gì?
Tài chính doanh nghiệp có những chức năng gì?
  • Tạo vốn và luân chuyển vốn để bảo đảm nguồn vốn của doanh nghiệp luôn có đảm bảo có đủ và hoạt động ổn định, kịp thời đáp ứng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Phân phối lại các nguồn thu nhập nhằm mục đích cân đối lại nguồn vốn, sử dụng đồng tiền sao cho có hiệu quả nhất. Từ đó trực tiếp ảnh hưởng, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra và giám sát quá trình luân chuyển vốn để bộ phận tài chính doanh nghiệp có thể đưa ra các đề xuất thích hợp về các vấn đề liên quan đến việc nâng cao tính hiệu quả trong việc kiểm soát đồng vốn.

Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp

Tùy thuộc vào ngành kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, chính sách nhà nước,… mà sẽ có các nguyên tắc tài chính doanh nghiệp. Trong đó, có 3 nguyên tắc cơ bản nhất trong kiến thức tài chính doanh nghiệp mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nắm bắt:

Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp
Mọi hoạt động tài chính doanh nghiệp tổ chức theo nguyên tắc quản lý có kế hoạch
  • Mọi hoạt động liên quan đến quản trị tài chính doanh nghiệp, từ khâu lập các dự án tài chính đến khâu tổ chức thực hiện đều phải tôn trọng pháp luật, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật.
  • Mọi hoạt động tài chính doanh nghiệp tổ chức theo nguyên tắc quản lý có kế hoạch, bao gồm ngắn hạn, trung và dài hạn.
  • Bộ phận Tài chính doanh nghiệp tổ chức phải hoạt động có hiệu quả vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Nội dung hoạt động của tài chính doanh nghiệp

Theo các kiến thức về tài chính doanh nghiệp cơ bản nhất, nội dung hoạt động tài chính doanh nghiệp bao gồm:

  • Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ doanh nghiệp
  • Kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp
  • Thông qua tình hình thu, chi; các báo cáo tài chính,… để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, đưa ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh và tài chính
  • Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.

Cụ thể, các nội dung hoạt động này được cụ thể hóa bằng các quyết định tài chính. Các quyết định tài chính chiến lược như:

  • Quyết định đầu tư
  • Quyết định tài trợ hay huy động vốn
  • Quyết định phân chia lợi nhuận (đối với công ty cổ phần là quyết định trả cổ tức).

Quá trình thực hiện quản trị tài chính doanh nghiệp

Lập kế hoạch đầu tư

Quá trình thực hiện quản trị tài chính doanh nghiệp
Lập kế hoạch đầu tư

Đây là quá trình các nhà quản trị tài chính sẽ lập kế hoạch và quản lý các dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Cụ thể, các nhà quản trị tài chính cần phân tích, nghiên cứu kỹ càng để có thể phát hiện ra các cơ hội đầu tư đem lại thu nhập nhiều hơn chi phí thực thi hoạt động đầu tư đó. 

Không chỉ phải lên được kế hoạch ban đầu (bao gồm mua sắm, chi tiêu cho dự án,…) mà còn phải lên kế hoạch chi tiêu trong suốt quá trình thực hiện dự án, dự đoán những thay đổi trong chi phí. Ngoài ra còn phải dự tính được doanh thu, lợi nhuận của dự án. Để kế hoạch có tính chi tiết, rõ ràng nhất, các nhà quản trị phải xác định được thời điểm (timing) diễn ra các luồng tiền ra/vào doanh nghiệp, những rủi ro (risk) gắn với các luồng tiền, giá trị (size) của các luồng tiền đó.

 

Dựa trên các cơ sở đó để có kế hoạch quản trị thích hợp, kiểm soát rủi ro, đảm bảo nhận về luồng tiền đúng như dự tính cả về giá trị lẫn thời điểm.

Xác định cấu trúc vốn tài trợ

Quá trình này giúp doanh nghiệp xác định cách thức để huy động được nguồn vốn đầu tư dài hạn và cách thức quản lý nguồn vốn đó. Nguồn vốn huy động được của doanh nghiệp tồn tại dưới hai dạng: 

  • Vốn góp của các cổ đông 
  • Vốn vay 

Nhiệm vụ của các nhà quản trị tài chính là phải xác định được cấu trúc vốn tài trợ để đảm bảo giảm thiểu chi phí huy động, gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, kiểm soát được những rủi ro.

Quản trị vốn lưu động

Nội dung kiến thức tài chính doanh nghiệp của hoạt động quản trị vốn lưu động là kiểm soát các tài sản lưu động và nợ ngắn hạn (bao gồm cả nợ dài hạn) của doanh nghiệp để đảm bảo công ty có đủ tiền cho các chi tiêu. Quá trình thực hiện tài chính doanh nghiệp bao gồm:

  • Phân phối lợi nhuận, sử dụng hiệu quả các nguồn quỹ doanh nghiệp. 
  • Kiểm soát hoạt động kinh doanh thông qua tình hình thu, chi của doanh nghiệp.
  • Thông qua các báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, đưa ra các quyết định trong việc thực hiện hiệu quả kế hoạch hóa tài chính.

Hi vọng qua những chia sẻ trên của Tài Chính Visa Đăng Quang sẽ có ích cho bạn, giúp bạn nắm rõ được các kiến thức tài chính doanh nghiệp cơ bản nhất. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.