Du học nghề Đức có cần chứng minh tài chính hay không?

Du học nghề Đức đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ Việt Nam nhờ cơ hội học tập chất lượng, chi phí phải chăng và cơ hội việc làm rộng mở sau tốt nghiệp. Tuy một trong những thắc mắc lớn nhất mà nhiều phụ huynh và học sinh đặt ra chính là: “Du học nghề Đức có cần chứng minh tài chính không?”

Để giúp bạn chuẩn bị hành trang vững chắc và không bị bỡ ngỡ trước khi đặt chân sang Đức Tài Chính Đăng Quang sẽ giải đáp chi tiết mọi khía cạnh liên quan đến vấn đề chứng minh tài chính ngay trong bài viết dưới đây.

Du học nghề Đức có cần chứng minh tài chính không?

du-hoc-nghe-duc-co-can-chung-minh-tai-chinh
Du học nghề Đức có cần chứng minh tài chính không

Có, nhưng còn tùy từng trường hợp cụ thể. Đối với chương trình du học nghề tại Đức, chứng minh tài chính là yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo du học sinh có đủ khả năng chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập và làm việc tại Đức. Tuy việc có bắt buộc hay không phụ thuộc vào quốc tịch và mức lương thực tập mà du học sinh nhận được.

Phân biệt theo quốc tịch:

  • Công dân EU, bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein, không cần chứng minh tài chính khi học nghề tại Đức.
  • Công dân ngoài EU (như Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khác) bắt buộc phải chứng minh tài chính khi xin visa du học nghề, trừ khi mức lương thực tập hàng tháng đạt hoặc vượt 929 Euro.

Theo quy định của chính phủ Đức, mỗi du học sinh cần có ít nhất 929 Euro/tháng (tương đương khoảng 24 – 26 triệu đồng) để trang trải các chi phí sinh hoạt cơ bản như ăn ở, đi lại, bảo hiểm, học tập. Đây cũng là mức chuẩn mà cơ quan quản lý thị thực và các trường nghề tại Đức dựa vào để xét duyệt khả năng tài chính của du học sinh.

Nếu mức lương thực tập thực nhận mỗi tháng đạt từ 929 Euro trở lên, du học sinh được coi là đủ khả năng tự chi trả và không cần chứng minh tài chính. Ngược lại, nếu mức lương thực tập dưới mức này, học viên phải bổ sung khoản tiền thiếu hụt vào tài khoản phong tỏa hoặc qua các hình thức khác để chứng minh đủ năng lực tài chính khi lưu trú tại Đức.

Số tiền cần chứng minh tài chính khi du học nghề Đức

Để du học nghề tại Đức, bạn cần chuẩn bị khoản chứng minh tài chính khoảng 11.208 euro mỗi năm, tương đương 934 euro mỗi tháng. Đây là mức chi phí sinh hoạt tối thiểu được chính phủ Đức quy định, nhằm đảm bảo bạn đủ khả năng trang trải ăn ở, đi lại và các khoản chi cơ bản khi học tập tại đây.

du-hoc-nghe-duc-co-can-chung-minh-tai-chinh-1
Số tiền cần chứng minh tài chính khi du học nghề Đức

Trường hợp chưa có chứng chỉ tiếng Đức B2

Nếu bạn chưa có chứng chỉ B2, bạn bắt buộc phải tham gia thêm khóa học tiếng Đức trước khi bắt đầu học nghề. Khi đó, bạn cần chứng minh tài chính cho cả giai đoạn học tiếng và giai đoạn học nghề.

  • Mức tiền cần chứng minh cho khóa học tiếng thường khoảng 5.118 – 5.604 euro cho 6 tháng đầu tiên (tùy chi phí sinh hoạt và học phí của từng chương trình).
  • Sau khi hoàn thành khóa tiếng, bạn tiếp tục chứng minh tài chính cho thời gian học nghề.

Trường hợp đã có chứng chỉ tiếng Đức B2

Nếu bạn đã có chứng chỉ tiếng Đức B2, bạn có thể vào học nghề ngay, do đó chỉ cần chứng minh tài chính cho thời gian học nghề mà không cần thêm khoản dành cho khóa tiếng.

Lưu ý: Số tiền chứng minh tài chính có thể thay đổi tùy thuộc vào khu vực sinh sống, mức chi tiêu thực tế hoặc chính sách cập nhật từng năm. Để được tư vấn chi tiết, chính xác và cập nhật nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0979.821.218 hoặc 028.3949.2468 để được hỗ trợ trực tiếp.

Các phương pháp chứng minh tài chính phổ biến

Mở tài khoản phong tỏa (Sperrkonto)

Tài khoản phong tỏa (tiếng Đức: Sperrkonto) là một loại tài khoản ngân hàng đặc biệt dành cho sinh viên quốc tế, được yêu cầu khi xin visa du học Đức. Đây là phương pháp phổ biến và minh bạch nhất để chứng minh tài chính.

Du học sinh sẽ nộp trước một khoản tiền tối thiểu hiện nay khoảng 11.208 euro cho một năm (tương đương 934 euro/tháng). Khoản tiền này được “khóa” trong tài khoản và chỉ có thể rút tối đa một khoản cố định mỗi tháng (thường là 934 euro) sau khi sang Đức.

Khi đến Đức, sinh viên phải đến ngân hàng để kích hoạt tài khoản và nhận thẻ rút tiền. Mỗi tháng, ngân hàng sẽ chuyển khoản tiền sinh hoạt cố định vào tài khoản cá nhân của bạn, đảm bảo bạn có đủ chi phí nhưng không tiêu vượt mức quy định.

du-hoc-nghe-duc-co-can-chung-minh-tai-chinh-2
Mở tài khoản phong tỏa (Sperrkonto)

Tham khảo thêm: Thủ tục chứng minh tài chính du học Đức

Giấy cam kết bảo lãnh tài chính

Một người thân, bạn bè hoặc tổ chức tại Đức (ví dụ: doanh nghiệp, trường học) có thể đứng ra bảo lãnh chi trả toàn bộ chi phí sinh hoạt, học tập cho du học sinh trong suốt thời gian lưu trú.

Thủ tục và yêu cầu:

  • Người bảo lãnh cần cư trú hợp pháp tại Đức và có khả năng tài chính đủ mạnh.
  • Phải nộp giấy cam kết bảo lãnh tài chính (Verpflichtungserklärung), được cấp tại cơ quan quản lý ngoại kiều (Ausländerbehörde) ở Đức.
  • Người bảo lãnh chịu trách nhiệm thanh toán tất cả chi phí nếu du học sinh không thể tự chi trả.

Các giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Chứng minh thu nhập ổn định (hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ thuế).
  • Giấy tờ xác minh tài sản (sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận sở hữu nhà đất hoặc tài sản giá trị khác).
  • CMND hoặc hộ chiếu của người bảo lãnh.
  • Hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú tại Đức.
du-hoc-nghe-duc-co-can-chung-minh-tai-chinh-3
Giấy cam kết bảo lãnh tài chính

Các giấy tờ chứng minh thu nhập, tài sản tại Việt Nam

Ngoài hai phương pháp trên, du học sinh (hoặc gia đình) cũng có thể chứng minh tài chính bằng chính thu nhập, tài sản tại Việt Nam. Đây thường là phương án bổ trợ, ít phổ biến hơn nhưng vẫn được chấp nhận trong một số trường hợp.

Giấy tờ thường dùng:

  • Sao kê tài khoản ngân hàng (thể hiện số dư và giao dịch trong 3–6 tháng gần nhất).
  • Giấy chứng nhận sở hữu nhà đất hoặc bất động sản.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập ổn định (hợp đồng lao động, quyết toán thuế, bảng lương, báo cáo kinh doanh).
  • Giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm.

Lưu ý: Cách này thường chỉ được xem xét khi đi kèm giấy bảo lãnh hoặc để bổ sung minh chứng, vì các cơ quan xét visa ưu tiên phương án tài khoản phong tỏa hoặc bảo lãnh tài chính từ Đức hơn.

Hy vọng những thông tin chi tiết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về vấn đề chứng minh tài chính khi du học nghề Đức. Vấn đề tài chính là một bước quan trọng, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm rõ quy định, bạn hoàn toàn có thể chinh phục tấm vé đến nước Đức.