Quản trị tài chính doanh nghiệp là điều mà các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm bởi việc này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vậy quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc, bộ máy quản trị và cách quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Khái niệm về quản trị tài chính trong doanh nghiệp
Financial Management – Quản trị tài chính doanh nghiệp là một trong những chức năng cơ bản của việc quản trị doanh nghiệp, bao gồm các việc lựa chọn, lập kế hoạch, đưa ra các quyết định tài chính, thực hiện chỉ đạo, tổ chức, kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu tài chính đã đề ra.
Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng bởi:
- Quản trị tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với những chức năng quản trị doanh nghiệp khác như: Quản trị nguồn nhân lực, quản trị marketing, quản trị sản xuất,…
- Không những giúp tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí, quản trị tài chính còn đem lại cơ hội phát triển tốt cho sự kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp có khá nhiều mục tiêu. Tuy nhiên tựu chung lại, việc quản trị tài chính trong doanh nghiệp gồm các mục tiêu chính như sau:
- Tối đa hóa chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
- Tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần của công ty
- Các mục tiêu khác như: Giúp doanh nghiệp có danh mục đầu tư an toàn, đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận ổn định, đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng đối với các cổ đông góp vốn cho công ty,…
Nguyên tắc của quản trị tài chính doanh nghiệp
Để quản trị tài chính doanh nghiệp, có một số nguyên tắc chính mà nhà quản trị cần biết bao gồm:
- Triển khai mọi việc một cách có hệ thống, hợp lý và khoa học. Cần theo dõi thường xuyên và liên tục các nguồn tiền của doanh nghiệp như: Nguồn tiền từ thẻ tín dụng, các khoản vay của ngân hàng, cá nhân, tổ chức hay các khoản thế chấp,…
- Cân bằng thu chi một cách hợp lý theo nguyên tắc số tiền chi ra không được nhiều hơn lợi nhuận thu về.
- Dựa trên nguyên lý giá trị thời gian của tiền tệ, dùng các khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời, đây là nguyên lý “dùng tiền để tạo ra tiền”.
- Hạn chế nợ đối với những tài sản tạo thu nhập (tiêu sản) của doanh nghiệp.
- Cần cân bằng tỷ suất sinh lợi với rủi ro. Nhà quản trị cần nhớ, tỷ suất sinh lợi càng lớn thì rủi ro càng cao.
- Cần chú ý đến thuế và các vấn đề liên quan.
- Luôn chuẩn bị các phương án dự phòng khi quản lý tài chính doanh nghiệp để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.
Bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp
Bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các bộ phận được chuyên môn hóa và có nhiệm vụ thực hiện các chức năng quản trị, đồng thời có các quyền và trách nhiệm để thực hiện tốt chức năng của mình cũng như những nhiệm vụ đề ra của doanh nghiệp. Bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Các khâu quản trị là các bộ phận thực hiện các chứng năng quản trị doanh nghiệp, thường được tổ chức thành các phòng ban, bộ phận khác nhau.
- Các cấp quản trị là sự thể hiện các thứ bậc trong quản trị như cấp phân xưởng, cấp ngành, cấp công ty,…
- Mối liên hệ giữa các khâu quản trị và các cấp quản trị.
Cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, thậm chí là bị phá sản bởi không biết cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Vì vậy, dưới đây là một số lưu ý trong cách quản lý tài chính doanh nghiệp để các bạn tham khảo như sau:
Quản lý tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong quản lý tài chính doanh nghiệp cần chú ý những điều sau để việc quản lý được hiệu quả:
- Tổ chức lại nguồn vốn, nguồn tài chính của doanh nghiệp
- Chú ý giữ cho số tiền chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được của doanh nghiệp
- Chú ý cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất lợi nhuận
- Hạn chế vay nợ các tiêu sản (tài sản tạo ra thu nhập) của doanh nghiệp
- Luôn có những kế hoạch tài chính dự phòng
Thực hiện việc quản lý tài chính kế toán một cách có hệ thống
Quản lý tài chính kế toán là một trong những kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp quan trọng. Việc tài chính kế toán được quản lý theo hệ thống góp phần theo dõi các dòng tiền một cách chi tiết, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Để việc quản lý dễ dàng hơn, nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng các phần mềm quản lý tài chính kế toán.
Ghi chép thu chi rõ ràng
Cần ghi chép lại cẩn thận và chi tiết các khoản thu, chi của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền chính xác, tránh được tình trạng thâm hụt ngân sách của doanh nghiệp.
Thiết lập chính sách kiểm soát nội bộ
Một điều quan trọng trong quản lý tài chính đó là doanh nghiệp cần thiết lập được chính sách kiểm tra và kiểm soát nội bộ. Đồng thời có những biện pháp thích hợp để chống lại những tình trạng gian lận và thiếu trung thực trong quản lý tài chính.
Trên đây là những thông tin xung quanh việc quản trị tài chính doanh nghiệp. Nếu bạn đang cần các biện pháp giúp quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả hơn, có thể liên hệ Tài Chính Visa Đăng Quang. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp uy tín, chất lượng với nhiều năm kinh nghiệm, sẽ giúp doanh nghiệp của bạn quản lý tài chính một cách hiệu quả nhất.