Du học là hành trình tốn kém cả về thời gian và tiền bạc, đặc biệt là với những gia đình không có tài chính dư dả phải học bằng tiền học bổng một phần, phần còn lại dựa vào ước mong đi làm thêm để chi trả các khoản phí khác, tuy nhiên những sinh viên mới qua thường chưa biết cách chi tiêu khiến tài chính bị tiêu hao nhanh chóng.
Tài chính Visa Đăng Quang đưa ra 5 kinh nghiệm du học Úc giúp cho phụ huynh, sinh viên giải quyết được vấn đề tài chính khi mới qua du học.
Chọn trường có mức học phí rẻ, học bổng trợ cấp nhiều
Các trường ở Úc không phải trường nào cũng có mức học phí cao, có một số trường, một số ngành có mức học phí rẻ hoặc, được miễn học phí hoặc trợ cấp học bổng cho sinh viên quốc tế.
Kinh nghiệm du học Úc chọn trường học phí rẻ nhất
- Đại học Flinders – học phí ~10.350 AUD / năm
- Trường Kinh doanh IPAG – học phí ~13,000 AUD / năm
- Đại học Wollongong – học phí ~ 18.800 AUD / năm
- Đại học New England – học phí ~ 19.100 AUD / năm
- Đại học Victoria – học phí ~ 21.800 AUD / năm
Các trường được cấp học bổng từ 50-70%
- Đại học Macquarie: Mức học bổng lên tới 35,000
- Đại học Deakin: Học bổng bán phần, học bổng 70%
- Đại học La Trobe: Học bổng bán phần 50%
- Đại học Công Nghệ Queensland: Học bổng bán phần 50%
Một số loại học bổng phổ biến cho sinh viên quốc tế
Dưới đây là một số ví dụ về học bổng:
- Australia Awards – học bổng và học bổng do Chính phủ Australia tài trợ, bao gồm toàn bộ học phí, chi phí đi lại và một phần chi phí sinh hoạt hàng tháng.
- Chương trình Học bổng Phụ nữ APEC của Australia – cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nhà nghiên cứu nữ đến từ các nền kinh tế APEC và có kế hoạch theo đuổi chương trình nghiên cứu hợp tác với các trường đại học Australia.
- Chương trình Destination Australia (DAP) – chương trình liên kết do Chính phủ Australia tài trợ, khuyến khích cả sinh viên địa phương và sinh viên quốc tế đăng ký học tại các cơ sở giáo dục trong khu vực của Australia.
- Học bổng Studyportals với mức hỗ trợ từ 10.000-15.000 AUD để được trợ giúp về tài chính cho việc học của mình ở nước ngoài.
Sinh viên, phụ huynh ngay từ đầu cần tìm hiểu về mức học phí cũng như chi phí học tập hằng năm của các trường để đánh giá mức chi phí thực cần bỏ ra. Một số ngành đặc thù như y khoa, nha sĩ, khách sạn nhà hàng… đôi khi học phí có thể cao vì trường đã tính các chi phí thực hành vào trong học phí, khi đi thực hành thì không cần phải trả thêm phí phát sinh nhiều. Còn một số trường mức học phí thấp nhưng những bài tập, bài kiểm tra thực hành như ngành đạo diễn, biên kịch, diễn viên có thể được yêu cầu quay một bộ phim truyền hình, phim điện ảnh, kinh phí bỏ ra đôi khi cao hơn rất nhiều lần so với mức học phí.
Trước khi chọn ngành chọn trường hu học nên vào các nhóm, hội của du học sinh Việt Nam tại Úc để tìm hiểu mức chi phí thực tế phải trả của ngành đó, trường đó như thế nào.
Chi phí làm hồ sơ
Thông thường các trường yêu cầu sinh viên nộp hồ sơ dịch thuật công chứng sang tiếng Anh, học sinh và phụ huynh thường đem cả hồ sơ giao cho đơn vị dịch thuật để dịch và công chứng gây tốn kém không cần thiết. Hầu hết văn bằng chứng chỉ tại Việt Nam đều có song nhữ Việt – Anh vì vậy những giấy tờ như vậy sinh viên và phụ huynh không cần bỏ thêm phí dịch thuật, mà chỉ lựa chọn những giấy tờ bằng ngôn ngữ khác tiếng Anh để dịch và công chứng.
Phí công chứng giao động từ 50.000-80.000 VND
Với những hồ sơ dịch thuật, phụ huynh, học sinh sinh viên nên nhờ người thân có trình độ tiếng Anh cao xem lại bản dịch của đơn vị dịch thuật hoặc có thể tự dịch và đem đi công chứng, vì không phải đơn vị dịch thuật nào cũng có trình độ dịch thuật cao hoặc dịch chăm chút kĩ lưỡng.
Một hồ sơ có đạt được học bổng, có nhận được giấy chấp thuận cho theo học tại trường không chính là do khả năng chuyển ngữ mượt mà bản kế hoạch học tập cũng như lý do vì sao theo học ở trường. Hồ sơ có thành tích tốt, chứng chỉ ngoại ngữ cao nhưng bản dịch lại không mượt thì trường cũng sẽ đánh giá lại giá trị hồ sơ đó. Để tránh tốn kém mà không được gì, mọi người nên xem lại thật kĩ hồ sơ của mình trước khi nộp cho trường.
Hành lý du học
Sinh viên mới qua trường thường bỡ ngỡ và không biết nên đem gì và không nên đem gì. Để tiết kiệm giá cước hành lý máy bay cũng như hạn chế mất mát đồ đạc trong quá trình di chuyển đến trường học chúng ta chỉ nên đem theo những món đồ sau:
- Chỉ mang theo quần áo mùa hè, mùa thu: Ở Úc mùa đông thường đến sớm từ khoảng tháng 6-tháng 8. Nhiệt độ vào khoảng 13-18 độ C. Với thời tiết như thế này chỉ cần mặc áo dài tay, quàng thêm khăn mỏng là đủ ấm áp, không cần phải đem theo quần áo mùa đông dày cộm như ở Việt Nam hay du học các nước Đông Á, Châu Âu, Châu Mỹ … Đôi khi ở Úc mùa đông cũng có tuyết nhưng không phải khu vực nào cũng xảy ra hiện tượng này, khi đó chúng ta chỉ nên mua vài bộ đồ mùa đông đơn giản có thể dùng đến khi tốt nghiệp.
- Mang theo thuốc cảm cúm, ho, sốt, nhức đầu, đau bụng, thuốc tiêu hóa, đại tràng, dạ dày và một số loại vitamin: Một số thuốc thông thường nên mang theo sẵn vì ở Úc việc tự ý mua thuốc điều trị rất khó khăn, phải có đơn thuốc từ bác sĩ mới có thể mua được vì vậy trước khi sang Úc chúng ta nên mua sẵn vì những bệnh nhẹ nhưng cũng phải vào viện để lấy đơn thường mất nhiều thời gian và tiền bạc.
- Không nên đem theo đồ đóng hộp và thức ăn khô từ Việt Nam vì có thể bị hải quan phạt, nếu thèm đồ ăn Việt có thể lên các trang nhóm người Việt ở Úc đặt hàng. Ở Úc số lượng người Việt rất đông nên không cần phải lo lắng về việc không hợp khẩu vị đồ ăn Úc.
Chi phí sinh hoạt
Nếu như không có người nhà tại Úc, quý phụ huynh nên lựa chọn cho con em mình ở lại kí túc xá để vừa đảm bảo an toàn cũng giảm chi phí thuê nhà. Tuy nhiên ở kí túc xá tại Úc không cho nấu ăn ở trong phòng, phải ăn ở kí túc xá hoặc cửa hàng bên ngoài, chi phí sẽ tăng cao. Nếu như muốn ở riêng thoải mái, muốn tiết kiệm chi phí nấu ăn thì có thể tham khảo chi phí thuê phòng ở Úc sau đó cân nhắc tìm thêm 3-4 bạn ở ghép thì có thể giảm được rất nhiều khoản tiền sinh hoạt.
- Ở cùng người bản xứ: 450 – 1.200 AUD/tháng
- Ký túc xá sinh viên: 440 – 1.100 AUD/tháng
- Thuê căn hộ: 750 – 1.700 AUD/tháng
- Chia sẻ căn hộ / nhà thuê: 380 – 850 AUD/tháng
Các tiện ích khác đi kèm với phí nhà ở
- Điện nước: khoảng 200 AUD/tháng
- Internet: 70 – 120 AUD/tháng
Mức chi tiêu trung bình tại các thành phố ở Úc
- Melbourne : bắt đầu từ 1.500 AUD/tháng
- Canberra : bắt đầu từ 1.400 AUD/tháng
- Sydney : bắt đầu từ 1.900 AUD/tháng
- Adelaide : bắt đầu từ 1.300 AUD/tháng
- Brisbane : bắt đầu từ 1.400 AUD/tháng
Để giảm mức chi tiêu trung bình xuống thấp nhất, các sinh viên thường mua đồ ăn tại các siêu thị, tạp hóa về tự nấu nướng với bạn cùng phòng hoặc với chủ nhà. Mức chi phi bỏ ra khi tự nấu ăn cùng mọi người lúc này chỉ còn khoảng từ 500 AUD-1000 AUD/1 tháng tiết kiệm được từ 400-600AUD/tháng.
Bạn cũng có thể tiết kiệm một số tiền bằng cách mua sắm tại các siêu thị rẻ nhất, như Aldi, Coles và Woolworths.
Mức chi phí tài liệu và bảo hiểm
- Sách và các tài liệu học tập khác: từ 500 – 1.000 AUD/năm
- Bảo hiểm y tế: mức phí bắt đầu từ 30 AUD/tháng
Để tiết kiệm chi phí tài liệu, các sinh viên quốc tế cũng như địa phương thường lựa chọn mượn sách, tài liệu tại các thư viện trường hoặc thư viện thành phố, mua những tài liệu ebook với giá rẻ nhiều lần và có thể chia sẻ tài liệu phi lợi nhuận từ giảng viên.
Chi tiêu cá nhân
Chi tiêu cá nhân nhiều hay ít phụ thuộc vào bản thân mỗi người cũng như điều kiện tài chính mỗi gia đình. Để tiết kiệm khoản chi tiêu cá nhân này thì có thể lựa chọn mua sắm, sử dụng lại các đồ dùng của sinh viên trước đó trên các trang nhóm du học sinh, hoặc có thể tìm mua trên mạng thay vì mua mới hoàn toàn như quần áo, giày dép, chăn, gối, bàn học, nồi cơm điện, bình siêu tốc, bếp ga…
Chi phí di chuyển
Khi vừa bắt đầu theo học tại Úc, thứ đầu tiên bạn nên mua ngoài chăn màn ra thì nên mua 1 chiếc xe đạp theo sở thích. Sử dụng xe đạp đến trường có thể giúp bạn tiết kiệm khoảng 80-200AUD/1 tháng vì giá xe bus, taxi tại Úc có giá từ 50 xu – 3 AUD/1 lượt. Các xe taxi cũng như taxi ở Việt Nam còn tính tiền theo số mét di chuyển nên mức phí phải trả không hề rẻ chút nào.
Một số trường có cung cấp xe bus riêng để đưa đón sinh viên của trường, tuy nhiên việc sở hữu 1 chiếc xe đạp còn chủ động giúp bạn di chuyển dễ dàng tới các địa điểm khác ngoài khuôn viên nhà trường như thư viện thành phố, nhà hát, nơi làm thêm, siêu thị…
Nên đi làm thêm
Các tốt nhất để tiết kiệm chi phí gia đình mà còn tăng chất lượng cuộc sống trong quá trình du học là đi làm thêm. Hầu hết các trường ở Úc đều cho phép sinh viên đi làm thêm với mức lương khoảng 10-35 AUD/1 giờ, một ngày có thể làm tối đa 6 tiếng đồng hồ, trùng bình mỗi tháng có thể kiếm được từ 1500-5000AUD/1 tháng.
Để tiết kiệm chi phí du học tại Úc đến mức tối đa, mỗi vấn đề cần chi tiêu đều phải cân nhắc thật kĩ vì Úc là đất nước có mức sống cao hơn Việt Nam rất nhiều lần.
Liên hệ ngay Hotline: 0979.821.218 hoặc 028.3949.2468 Tài chính Visa Đăng Quang để được tư vấn 24/7