Tài chính khởi nghiệp là một học phần cao học được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Đối với những ai đang muốn khởi nghiệp, xây dựng doanh nghiệp của riêng mình hoặc muốn tìm hiểu chuyên sâu về tài chính khởi nghiệp, đây sẽ là bài viết đem đến những thông tin cơ bản và cần thiết nhất.
Tổng quan về tài chính khởi nghiệp
Nhà khởi nghiệp (Entrepreneur)
Entrepreneur là một thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ những nhà khởi nghiệp hay những người ưa mạo hiểm, chấp nhận mạo hiểm và sẵn sàng chịu rủi ro khi tham gia hoạt động kinh doanh kiếm tiền.
Entrepreneur khác với Start Up và là một phạm trù rộng hơn Start Up. Nói một cách dễ hiểu, một Start Up có thể là một Entrepreneur, trong khi đó một Entrepreneur có thể không phải là một Start Up mà họ có thể là Kinh doanh nhỏ – Small Business. Cụ thể sự khác biệt là:
- Start Up là khởi nghiệp và chú trọng đến tính đổi mới sáng tạo, thiên về công nghệ khoa học tiên tiến
- Entrepreneur có thể hiểu là Lập nghiệp, Lập nghiệp cũng có thể trở thành một doanh nghiệp rất lớn, cũng có thể chỉ là kinh doanh nhỏ.
Chọn lựa hình thức tổ chức
Nhà khởi nghiệp Entrepreneur có thể lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh theo nhu cầu, mục đích của mình và theo quy định của nhà nước. Các loại hình tổ chức Entrepreneur cơ bản bao gồm:
- Kinh doanh nhỏ: Để chỉ những ý tưởng khởi nghiệp mà doanh nghiệp không có ý định mở rộng chuỗi hay phát triển thành doanh nghiệp quy mô lớn.
- Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng: Ý tưởng khởi nghiệp độc đáo của loại hình này sẽ được lên kế hoạch thực hiện kinh doanh ngay khi đã có tầm nhìn và dự đoán được hướng phát triển, tăng trưởng trong tương lai.
- Khởi nghiệp trong công ty lớn
- Khởi nghiệp hướng xã hội với mục tiêu tạo ra lợi ích cho xã hội và cộng đồng.
Các vấn đề cần lưu ý
Khi nhà khởi nghiệp Entrepreneur đưa ra ý tưởng và muốn thực hiện những ý tưởng đó vào kinh doanh thì có một số vấn đề cần quan tâm đến đó là:
- Vấn đề thông tin giữa nhà khởi nghiệp và nhà đầu tư: Thông tin cung cấp từ nhà khởi nghiệp cho nhà đầu tư phải rõ ràng, chi tiết và thống nhất. Từ đó nhà đầu tư sẽ đưa ra phương án đầu tư phù hợp cho nhà khởi nghiệp.
- Cần đo lường quá trình phát triển theo các cột mốc.
- Nắm được các giai đoạn của sự phát triển dự án mới.
- Nắm và quản lý được nguồn tài chính của các dự án mới.
Lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính khởi nghiệp
Trước khi lập kế hoạch kinh doanh, nhà khởi nghiệp cần phân biệt được sự khác biệt giữa một kế hoạch kinh doanh thông thường và kế hoạch cho một dự án mới, sau đó tiến hành lập kế hoạch kinh doanh phù hợp. Các bước lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính khởi nghiệp bao gồm:
- Lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục đích của nhà khởi nghiệp
- Thực hiện hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh vừa lập ra
- Chú ý đến khía cạnh tài chính của kế hoạch kinh doanh đó
- Xác định mục tiêu của nhà đầu tư
- Cập nhật kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết và thường xuyên
Tạo chiến lược dự án mới
Một ví dụ điển hình mà nhà khởi nghiệp có thể tham khảo khi tạo chiến lược cho dự án mới đó là Henry Ford và mô hình T. Model T của xe ô tô Ford có thể nói đã thay đổi thế giới nói chung và lịch sử ngành ô tô nói riêng. Điều đặc biệt trong mô hình này là từ đâu mà có? Chúng ta cần phải nói đến đặc điểm của chiếc ô tô này:
- Động cơ xe là 2,9 lít gồm 4 xi lanh
- Công suất của xe là 20 mã lực
- Vận tốc tối đa là 72km/h
Có thể nói, các thông tin về hiệu suất của dòng xe này không có gì nổi trội hơn hẳn so với những mẫu xe cùng thời. Thế nhưng điểm quan trọng nằm ở mức giá bán chiếc ô tô. Chúng rẻ đến mức làm thay đổi suy nghĩ của người dân về việc bất cứ ai cũng có thể sở hữu một sản phẩm cao cấp như xe ô tô.
Từ đó, có thể thấy, giá cả là một trong những yếu tố quyết định khi hoạch định chiến lược cho dự án mới. Nhà khởi nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh với các yếu tố sau:
- Chiến lược tài chính và tổ chức
- Chiến lược thị trường sản phẩm
- Các quyết định dựa trên mục tiêu chiến lược
- Nhận diện được những sự thay đổi linh hoạt khi lập chiến lược kinh doanh
- Nhận biết được các quyết định trong thực tế kinh doanh
- Nắm được cách phân tích các quyết định chiến lược.
Phát triển chiến lược kinh doanh dựa trên sự mô phỏng
Sau khi tạo được chiến lược kinh doanh cho dự án, nhà khởi nghiệp cần mô phỏng được chiến lược kinh doanh đó để dự đoán tiềm năng cũng như các rủi ro có thể xảy ra. Một số kỹ năng mô phỏng cần có như:
- Mô phỏng được các giá trị của sự lựa chọn
- Đánh giá chiến lược bằng việc sử dụng mô phỏng
- So sánh giữa sự mô phỏng và sự lựa chọn chiến lược thực tế
Phương pháp dự báo tài chính
Một số phương pháp dự báo tài chính mà nhà khởi nghiệp có thể tham khảo như:
- Tính toán chu kỳ của dòng tiền
- Phương pháp phân tích chiếu lệ
- Phương pháp dự báo doanh thu
- Phương pháp ước tính sự không chắc chắn
- Phương pháp dự báo thông tin qua bảng báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán
Đánh giá nhu cầu tài trợ
Đánh giá nhu cầu tài trợ sẽ giúp nhà khởi nghiệp dự báo số vốn đầu tư có thể nhận được từ nhu cầu tài trợ của nhà đầu tư. Yếu tố đầu tiên mà nhà khởi nghiệp cần nắm được là xác định tăng trưởng bền vững như một yếu tố khởi đầu. Ngoài ra, các công việc cần làm khi đánh giá nhu cầu tài trợ là:
- Đánh giá nhu cầu tài trợ trong điều kiện môi trường không ổn định
- Lập sẵn kế hoạch cho thị trường sản phẩm không chắc chắn
- Phân tích điểm hòa vốn của dòng tiền
- Phân tích các kịch bản để đánh giá nhu cầu tài trợ
- Mô phỏng nhu cầu tài trợ đối với chiến lược kinh doanh
- Đánh giá nhu cầu tài trợ trong từng giai đoạn.
Đánh giá thực tiễn giá trị đầu tư
Để định giá trong thực tiễn giá trị nhà đầu tư, nhà khởi nghiệp có thể sử dụng khái niệm giá trị liên tục và phương pháp định giá dự án mới rồi thực hiện xác định giá trị đầu tư. Bên cạnh đó, cần nắm được các tiêu chuẩn cụ thể khi lựa chọn mô hình định giá dự án mới.
Đánh giá triển vọng của nhà khởi nghiệp
Nhà khởi nghiệp được xem là nhà đầu tư không đa dạng hóa các danh mục, bởi vậy khi định giá triển vọng của nhà khởi nghiệp, cần nắm được các nội dung sau:
- Tỷ suất lợi nhuận bắt buộc cho các khoản đầu tư cam kết đầy đủ
- Khung chi phí cơ hội có giới hạn như thế nào
- Định giá sự cam kết đầu tư đầy đủ và thực hiện đầu tư đầy đủ
- Tỷ suất lợi nhuận bắt buộc cho các khoản đầu tư cam kết từng phần
- Thực hiện sự đầu tư từng phần
- Ước tính, dự tính được sự đầu tư và tài sản của nhà khởi nghiệp
Vốn cho dự án
Khi xây dựng một kế hoạch tài chính cho dự án, cần xác định được nguồn vốn của dự án đó. Việc xác định nguồn vốn, thị trường vốn sẽ giúp nhà khởi nghiệp đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án của mình.
Trên đây là các thông tin cơ bản về tài chính khởi nghiệp. Bạn có thể tham khảo thêm giáo trình Janet Kiholm Smith and Richard L. Smith để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về tài chính doanh nghiệp, hãy liên hệ với Tài Chính Visa Đăng Quang để được tư vấn và giải đáp nhé!